Khám phá mối tương quan giữa cơ thể học và võ thuật

Võ thuật là môn khoa học vận động về thể chất, rèn luyện về tinh thần được cấu thành từ những kiến thức y học như cơ thể học, giải phẫu học, định luật vật lý,… Nắm biết được những kiến thức cơ bản sẽ giúp bạn tập luyện hiệu quả hơn cũng như tránh khỏi những chấn thương nghiêm trọng khi tập luyện.

Võ thuật là môn khoa học vận động về thể chất, rèn luyện về tinh thần được cấu thành từ những kiến thức y học như cơ thể học, giải phẫu học, định luật vật lý,… Nắm biết được những kiến thức cơ bản sẽ giúp bạn tập luyện hiệu quả hơn cũng như tránh khỏi những chấn thương nghiêm trọng khi tập luyện. 

Tương tự như việc lựa chọn 1 môn thể thao để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, việc lựa chọn theo đuổi bộ môn võ thuật nào để học tập phụ thuộc vào mong muốn cải thiện tình trạng cơ thể, nhu cầu tăng cân hoặc giảm cân và sở thích của mỗi người.

Ngoài kiến thức y học, người dạy võ thuật cần phải nắm được kiến thức về giáo dục tâm sinh lý.  Sự thay đổi trong cơ thể con người hoàn toàn khác nhau theo độ tuổi. Vì thế, cường độ vận động, thời gian vận động, tâm lý giáo dục cũng phải linh hoạt, thay đổi cho phù hợp với từng lứa tuổi.

Sự phát triển cơ thể con người có những biến đổi đa dạng về cấu tạo, chức năng và tâm lý dưới tác động của các yếu tố di truyền và môi trường sống. Vì vậy, tập luyện thể dục thể thao hay võ thuật chỉ có ảnh hưởng tốt đến cơ thể nếu hiểu rõ những đặc điểm của lứa tuổi đó.

PHẢI CÓ KIẾN THỨC CHUNG VỀ CƠ THỂ HỌC

“The Anatomy of Martial Arts” (Cơ thể học của Võ thuật) là một trong những tác phẩm phân tích kỹ những kỹ thuật căn bản thường tập luyện trong võ thuật như đòn tay tấn công và phòng ngự như đòn chân, gối, chỏ, công phá, vật, quăng, quật, đè, nhào lộn, té.

Võ thuật rất có lợi cho cơ thể, song muốn giỏi trước tiên phải tập đúng, tự trang bị những kiến thức cơ bản cần thiết về cơ thể học liên quan đến võ thuật giúp người tập đạt hiệu quả cao đồng thời tránh những chấn thương đáng tiếc xảy ra trong quá trình tập luyện và thi đấu. Đây là vấn đề cần đặc biệt được lưu tâm bởi đã có không ít các trường hợp võ sinh, võ sĩ, vận động viên, huấn luyện viên bị rách cơ, giãn cơ, giập cơ, chấn thương khớp, trật khớp, gãy xương khi tập luyện quá sức không phù hợp lứa tuổi và không đúng phương pháp, phải nhờ đến y khoa giải phẫu điều trị.

VÕ THUẬT KHÔNG CHỈ LÀ MỘT TẬP HỢP CỦA CÁC CỬ ĐỘNG

Mỗi một chuyển động của cơ thể bất kể ở tư thế ngồi, đứng, chạy hay đá, đều là trình tự các chuyển động của 250 cơ bắp dùng để di chuyển 206 khúc xương. Những khúc xương này được sắp xếp như sau: 29 xương sọ và cổ; 26 xương cột sống, còn gọi là các đốt sống; 2 xương hông chậu; 2 xương đòn (thường dễ bị gãy); 24 xương sườn; 60 xương chi trên (3 xương cánh tay) và 27 xương bàn tay; 2 xương chả vai (hay bả vai); 1 xương ức; 60 xương chi dưới (4 xương chân) và 26 xương bàn chân.

Võ thuật, thật khó xác định một cách chính xác các cơ bắp nào đã được sử dụng đến trong một đòn đánh kỹ thuật vì để đánh ra được đúng chuẩn độ, không chỉ là một tập hợp của các cử động mà còn là sự kết hợp của các động tác cơ thể.

Đến ngay Iron Fighter Club để đăng ký và nhận được tư vấn miễn phí. Với đội ngũ HLV giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, chúng tôi sẽ giúp bạn đạt được những hiệu quả cao nhất trong tập luyện.

Hãy để lại số điện thoại để được tư vấn hoặc đăng ký tại

 

85 thoughts on “Khám phá mối tương quan giữa cơ thể học và võ thuật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *